"Chuyện tình" nhà thơ lớp
Sau khi các anh Tiến L2, Thái Phiên CB2 kể lại chuyện tình của mình, anh Bửu Minh cũng có một câu chuyện gửi tặng các anh chị Trường cũ . "Chuyện tình" nhà thơ lớp (gồm 5 phần). Nhân vật chính là Minh và Ngân, ly kỳ, hấp dẫn ,xin trích đăng trước phần 1.
Mặt trời chênh chếch trên cao, nghịch ngợm đẩy những tia nắng trêu tức từng sợi dây thần kinh trên đầu lũ học sinh cấp ba đang xếp hàng dưới sân trường trong ngày khai giảng.
Đây là trường cấp ba duy nhất của huyện tôi. Với số lượng gần ba trăm học sinh của tám lớp, có mười phòng xếp chồng lên nhau thành hai tầng đủ sức đáp ứng cho công việc dạy và học vào buổi sáng. Buổi chiều, ngôi trường dành cho những sinh hoạt như lao động, học ôn, học bồi dưỡng, học tổ, tập dượt văn nghệ và sinh hoạt đoàn…
Ngay chính giữa, tầng trên là phòng làm việc của Ban giám hiệu, tầng dưới là phòng nghỉ ngơi chờ đến tiết dạy của giáo viên và cũng là nơi làm việc của cán bộ văn thư, thủ quỹ, kế toán.
Ngôi trường day lưng ra cánh đồng bao la bát ngát, mặt hướng ra đường liên tỉnh cách nó một lối đi dài gần trăm mét. Ven lối đi vào sân trường là hai cái ao, dấu vết của những đợt lao động đào lấy đất làm sân trường. Dưới ao được trồng sen, súng. Mùa này, sen, súng đang thả lá, vươn những cái bông lên khỏi mặt nước trong vắt đến mức thấy cả những chú cá hường nhởn nhơ bơi lội. Bông súng cái đã nở, cái còn búp búp, ngỡ như đầu đạn từ đáy hầm vừa bắn thẳng lên trời.
Hai bên ngôi trường vẫn còn đất trống, dự tính sẽ xây dựng thêm phòng học, phòng thí nghiệm, thư viện bao bọc cả khoảng sân rộng khi ao nước được lấp đất, lúc đó ngôi trường sẽ hoàn chỉnh từ ba dãy xếp thành hình chữ U…
Đó là chuyện của tương lai. Còn bây giờ tôi cứ ngọ nguậy đổi tư thế đứng biết bao lần mà vẫn không xua được cảm giác bứt rứt như có con gì đang bò từ trên gáy xuống, chui vô cổ áo một cách thật khó chịu. Mỗi lúc dứt lời phát biểu của một người nào đó, tôi cùng bạn bè vỗ tay thật to, thật lâu như muốn âm thanh ồn ào này xua đi không khí im lặng, tù túng cho mình dễ chịu hơn.
Trong lúc chờ người thầy giáo già bước ra, đứng bên bục phát biểu cảm tưởng, tôi nghe Kịch thì thầm sát bên tai mình:
- Có con bé lạ hoắc ở ngoài cổng toan “đột nhập” vào kìa, Minh.
Tôi nhìn ra cổng và thấy rõ một cô bé đang lấm la lấm lét dẫn chiếc xe đạp từ cổng, men theo mấy gốc phượng trơ trọi ven lối đi vào.
- Đạt, Nguyên, Kịch có trò gì mở hàng đầu năm đi.
- Cô giáo mới! - Đạt đã kịp thời nghĩ ra câu trả lời cho đề nghị của tôi và cả bọn gật đầu đồng tình.
Khi cô bé dắt xe đến gần chỗ chúng tôi đứng cuối hàng, nhóm Tứ Quái chúng tôi lẹ làng di động tạo thành hàng ngang chắn lối đi. Tôi hô khẽ và rõ:
- Học sinh…
- Kính chào cô ạ!…
Kịch, Nguyên, Đạt đã chính xác đồng loạt cất lời.
Đồng thời, chúng tôi đứng nghiêm, hai chân khép sát vào nhau, hai tay để xuôi xuống áp vào đùi và cùng cúi đầu. Cái giọng ồn ào, ồ ề của Nguyên đã làm những đứa đứng cuối hàng các lớp giật mình quay lại nhìn và cười rầm lên. Bốn đứa tôi lẹ làng bước về chỗ đứng của mình và giả bộ giống như những đứa khác, nghển cổ nhìn cô bé đã buông xe đạp, mặc cho xe ngã ngang mà ngồi thụp xuống ôm mặt. Tôi thấy rõ hai dòng nước mắt len lỏi chui ra khỏi kẽ hai bàn tay dính đầy dầu nhớt đang áp trên mặt cô bé.
Thái, lớp trưởng của chúng tôi đã bước đến hậm hự khe khẽ vì anh ta sợ thầy cô khiển trách. Đôi mắt Thái trừng trừng đe dọa, nhưng chúng tôi đâu có xa lạ gì với những cái nhìn như vậy nên cũng chẳng sợ. Thái đỡ xe đạp lên, dựng vào nơi để xe của lớp và nói gì đó với cô bé. Cô bé lượm mấy quyển vở và bước đến đứng vào cuối hàng nữ sinh lớp tôi. Tứ Quái chúng tôi đưa mắt nhìn nhau. Chả lẽ cô bé là học sinh mới của lớp? Lỗi của thằng Kịch là chuyên gia ra-đa của lớp nhưng đã không nắm bắt được thông tin cần thiết này. Cô bé trông ngồ ngộ với bộ đồ bộ đội màu xanh xám được sửa thật khéo léo ôm gọn thân hình thon thả, một mảng lưng áo thấm ướt mồ hôi, đôi bím tóc Tết đuôi sam thòng xuống ngực vẫn không che hết đôi má bẩn mờ mờ dấu tay. Lúc ấy, lòng tôi chợt có cảm giác ray rứt, áy náy. Làm sao nói cho cô bé hay để lau đi vết bẩn trên đôi má mịn màng ấy?
Hết phần nghi thức khai giảng, Ban giám hiệu cùng các đại biểu vô phòng giáo viên dự liên hoan, tọa đàm, còn học sinh được giáo viên chủ nhiệm hướng dẫn về lớp để sinh hoạt…
Trong thời gian sinh hoạt lớp, tôi hay lén nhìn cô bé. Vết bẩn đã được một bạn nào đó lau giùm rồi. Nhưng, tôi lại phát hiện thêm, trên đôi má ngăm ngăm ấy lúc ẩn lúc hiện hai lúm đồng tiền duyên dáng làm đôi môi hình trái tim khi cười trông quyến rũ làm sao!
Tôi kiếm cớ tách ra khỏi nhóm Tứ Quái và chần chừ chờ Ngân (tên cô bé) đến nơi lấy xe để… xin lỗi. Chẳng ai xúi tôi làm cái chuyện chưa từng có trong nhóm Tứ Quái, vậy mà tự tôi thấy cần thiết phải làm.
Nhưng, Ngân không thèm nói một lời, chẳng thèm nhìn tôi, mặt cứ quay ngang. Tôi thấy đôi mắt một mí, nhỏ rí của Ngân sao mà… phát ghét.
Ngân đạp xe song song với Thái được vài trăm mét thì mỉm cười và cứ ngoái đầu nhìn mãi anh chàng lớp trưởng đang dắt xe đạp vô nhà. Đó là ngôi nhà khang trang và rộng rãi có thể chứa cả lớp liên hoan…ngọt. Một biệt thự nằm ven đường, ai đi qua cũng thấy. Ở huyện này, ai cũng biết ba của Thái làm ăn lớn, quen biết rộng.
Tôi rề rà đạp xe theo sau Ngân, phát hiện thêm một điều lạ. A! Cô bé này mới biết chạy xe đạp. Chân cô bé ấn trên pê-đan nhưng đĩa dẫn xích chưa quay giáp vòng đã đạp ngược lại và cứ thế cà nhắc, cà nhắc… nên chạy chậm rì. Khi thấy tôi cố ý chạy sau lưng, Ngân bực bội đạp mạnh và cô bé đã bị tuột dây sên(*). Tôi thấy cơ hội “ngàn vàng” đã đến nên nhanh nhẹn lướt tới, dừng xe lại, tỏ ý muốn sửa giúp. Nhưng, Ngân không thèm nhìn tôi, cô bé dẫn xe tới và bước như sợ gần tôi lây bệnh…quậy. Cô bé ngồi xuống mắc dây sên lần thứ hai khi tôi trờ tới bên cạnh, cô bé quét ánh mắt nhỏ như… lá mía ấy vào gương mặt thộn của tôi đau đến chảy… mồ hôi hột. Vẫn không nói một lời, im lặng dắt xe đến vài bước, cúi xuống, mắc dây sên vào, Ngân lại đạp xe đi tiếp. Lần này cô bé không đạp nhanh, không cho đĩa dẫn xích xoay tròn vòng mà cứ cà nhắc, cà nhắc như lúc đầu tôi thấy. Thì ra đĩa dẫn và dây xích không còn khắng khít với nhau nữa nên chúng cứ tách rời nhau hoài. Hình như lòng tự ái… con trai trong tôi bị ánh mắt sắc như lá mía ấy cứa phải đau điếng nên tôi phải cười phớt tỉnh, nhảy lên xe phóng đi, miệng lẩm bẩm: “Người đâu mà giận dai như…” Ơ, người đâu? Cô bé này ở đâu lại đi cùng đường với mình? Hay là cô bé này muốn theo dõi mình chờ dịp trả… thù. Tôi rà thắng(*), tấp xe vô lề chờ cho Ngân đạp xe tới, và tôi lại lên xe theo sau một quãng như một thám tử đang theo dõi đối tượng… Hứ! Xem thử ai lì hơn ai? Hứ, người đã ngồ ngộ, tính tình cũng ngộ, lạ kỳ!
Chẳng phải vì cả trường này chỉ có Ngân mặc đồ bộ đội sửa lại mà tôi thấy Ngân ngồ ngộ làm sao ấy. Ai chả biết, bây giờ người ta chuộng sự giản dị, dù giản dị đến luộm thuộm. Nhà trường giống như một trang trại, ai ăn mặc sao cũng được, đừng hở hang, lòe loẹt là tốt. Con gái, đa số mặc áo bà ba đủ màu. Con trai mặc áo sơ mi, cũng đủ màu, tùy thích. Có tên nào kiếm được bộ đồ bảo hộ lao động của công nhân hay đồ bộ đội mặc đi học càng… oai! Cũng chẳng phải Ngân trước mắt tôi ngồ ngộ vì cô bé có đôi mắt nhỏ rí, khi giận, đôi mi cụp xuống chẳng còn thấy trời đất đâu nữa. Cũng chẳng phải tại mái tóc đuôi sam lúc la lúc lắc trông giống như đuôi ngựa ấy hấp dẫn gì. Tôi thấy Ngân ngộ vì…ngộ!
Biết xe cô bé bị bệnh tuột dây sên, tôi mới hiểu nguyên nhân sáng nay Ngân đến trường trễ với lưng áo ướt đẫm mồ hôi mà lòng thoáng hối hận. Bởi vậy, khi cô bé thỉnh thoảng quay mặt lại nhìn thấy tôi vẫn là “cái đuôi” vô duyên, cô bé quắc mắt giận dữ, tôi cũng chẳng bực mà còn mở to đôi mắt lồi của mình hướng vào gương mặt có đôi má lúm đồng tiền đáng ghét đó một cách như trêu tức. Tôi đã chuẩn bị đối đáp nếu như Ngân chịu cất lời, dù đó là lời đầu tiên dành cho tôi, dù lời đó thật cay độc đi nữa, tôi vẫn đủ bản lĩnh để làm quen. Tôi thấy cũng chẳng có gì phải sợ khi trên cõi đời này không có bộ luật nào ngăn cấm tôi ngắm… con gái. Nhưng, Ngân cũng chẳng phải tay vừa, cho nên dù tôi có chọc cách nào, cô bé có tức mấy cũng không thèm nói nửa lời.
Mặc kệ, Ngân càng ương bướng, càng kích thích lòng hiếu thắng của tôi. Nhưng, ô kìa, cô bé đang dắt xe đạp vô nhà chú Tiến, người hàng xóm gần gũi với tôi lâu nay. Lạ chưa?
Nhà của chú Tiến ở phía bên đây cây cầu ván. Mặt cầu rộng hơn một mét. Cửa nhà chú Tiến quay ra đường liên tỉnh, nhà bếp kéo dài ra sau để sàn nước chồm ra bờ con rạch nhỏ. Phía bên kia rạch là trại ruộng của gia đình tôi. Dân xóm bên lộ, qua cầu ván, theo lối nhỏ cặp bờ ruộng của tôi để ra đồng.
Bảo là trại ruộng bởi vì cả gia đình tôi thường trú ở chợ buôn bán tạp hóa mấy chục năm rồi. Trong những ngày này, ai mà chẳng ngại đi vùng “kinh tế mới” nên ba của tôi mua lại của người ta năm công đất để khỏi bị xếp vào đối tượng cần phải cải tạo thành phần lao động.
Ba tôi thuê đổ đất lên liếp một công để trồng cây ăn trái và dựng một căn nhà lá nho nhỏ trên đó cho tôi “trụ trì ”. Suốt ngày, tôi ở trại ruộng giữ gìn cây ăn trái và rảnh thì chăm sóc mấy công lúa còn lại. Tôi chỉ đạp xe đi khi phải về nhà ăn cơm hay đến trường, ngoài ra tôi thích sống một mình ở căn nhà lá này, vừa yên tĩnh, mát mẻ tự do, sướng biết bao so với ở trong căn nhà gỗ có gác như cái hộp của ba má tôi. Ở trại ruộng quen, mỗi khi về nhà, tôi lại thấy tù túng, gò bó và bực bội bởi không gian nhỏ hẹp, bởi mọi tiếng ồn ào và chuyện mua bán sao mà đáng ghét. Khi bán hàng, tôi có nói thiệt giá người ta cũng chẳng tin, người ta luôn nhìn tôi với ánh mắt nghi ngờ, ngỡ như tôi đã, đang và sẽ “cắt cổ” họ. Riết rồi tôi đâm quạu và chán.
Ở trại ruộng, tuy những đêm mưa, ếch nhái, ễnh ương cất tiếng nỉ non, ai oán tạo nên một âm thanh buồn buồn nhưng riết quen rồi tôi cũng chịu được. Tôi còn có những người láng giềng chân thật, sâu đậm tình người. Tôi thường la cà sang nhà này, nhà nọ trò chuyện như người thân thích và cũng sẵn lòng hết mình vì bà con láng giềng khi tối lửa, tắt đèn. Chú thiếm(*) Tiến rất thích tôi. Ngoài chú thiếm, bên ấy còn hai thằng nhóc hay khóc đêm, tôi đã từng lên tiếng gầm gừ giả làm “ông kẹ” hù cho tụi nó nín. Hôm nay, sao có sự hiện diện của cô bé này? Oan gia đây hả?
Về nhà, ăn cơm xong, tôi tới ngay trại ruộng. Nhìn sang nhà chú Tiến, tôi thấy Ngân đang rửa chén ở sàn nước, nhưng Ngân không thấy tôi.
Đôi ba lần, tôi định lên tiếng nhưng chẳng chọn được câu nào nói cho tự nhiên dễ nghe. Tôi chợt nghĩ đến một cái cớ để bắt chuyện với cô bé. Tôi ra vườn, rảo tới, rảo lui, mắt soi mói tìm kiếm. Vườn chuối đáng ghét của tôi bữa nay sao chẳng có quày(*) nào chín bói để tôi hạ xuống, cắt vài nải mang biếu chú Tiến như từ lâu tôi thường làm. Các loại trái khác chưa tới mùa, chưa có chín. Tôi toan quay lưng vô, lòng tiếc cho sự thông minh bất chợt của mình không thực hiện được thì may quá, có một cây chuối xiêm đang trổ. Nhìn cái bắp chuối nân nẫn, ước sức có thể cho ra thêm vài nải nữa nhưng tôi đang cần nên nghĩ: “Ít nải, trái to, hại chi”. Thế là tôi bẻ bắp chuối xuống, vào trại rửa chân tay (dù mình chẳng phải là thằng ở dơ), gỡ mảnh kiếng bể dắt trên vách xuống, săm soi chải chuốt…
Bước đến cửa nhà chú Tiến, tôi như nghe rõ trái tim mình hồi hộp đập thình thịch dù đã cố trấn tĩnh.
- Chú Tiến ơi!
Tôi nghe tiếng chân trên ván sàn. Ngân đã đứng trước ngay khung cửa trong bộ đồ công nhân rộng thùng thình vì chưa sửa. Tóc Ngân không còn Tết đuôi sam nữa mà đã buộc túm bằng dây thun phía trên hai vành tai nhỏ trông giống như hai bó cọng lá dừa mà người ta thường làm… chổi quét sân phơi lúa. Ngân chợt sững lại, trố mắt nhìn tôi ngạc nhiên:
- Đến đây làm chi? Nghịch thế ai chịu được?
A! Chịu mở miệng rồi! Vậy thì đừng hòng giận tôi được lâu. Bất chợt tôi phì cười khi nhận ra cái điều ngồ ngộ ở cô bé: Ngân là dân Bắc!
Đúng y như vậy. Dù tôi chưa có dịp đọc một đoạn văn nào tả những nét đặc trưng của người con gái miền Bắc, nhưng rõ ràng khi nhìn một cô gái miền Bắc đi phớt ngang là tôi có thể biết ngay. Vậy mà… Hay là tại trong thâm tâm, tôi cũng không muốn Ngân là người miền Bắc nên nhận không ra cái sự ngồ ngộ của cô bé? Giờ nghe giọng nói, tôi đã vỡ lẽ.
Nói có trời, tôi chẳng khoái mà cũng chẳng kỳ thị người miền Bắc vì tôi nghĩ: họ cũng như mình, có đụng chạm gì đến mình đâu? Ngay cả chú Tiến đã có lần nói vui với tôi:
- Mày không ghét người đàng ngoài sao?
- Người đàng ngoài nào? - Tôi chưa hiểu hỏi lại.
- Là người miền Bắc như tao này…
Tôi cười hà hà và rót nước, uống tự nhiên cái thứ “chè” đắng nghét của chú thay cho câu trả lời.
Bây giờ, tôi nhìn Ngân và cất tiếng đoán mò:
- Đó… cháu chú Tiến hả?
Cái bắp chuối trong tay tôi lúc này trở nên thừa thãi và nặng như chì, tôi cứ xoay trở nó mãi. Ngân đã nghe tôi hỏi nhưng không thèm trả lời, chỉ lắc đầu. Tôi hỏi tiếp:
- Chú thiếm Tiến đâu rồi?
Ngân lại lắc đầu, hai chòm tóc lúc lắc như hai cây chổi muốn quét tôi văng ra cửa. Cô bé lắc đầu vì còn giận chớ không phải phủ định những câu hỏi của tôi. Tôi tự nhủ và tiếp tục chiến thuật “dai”:
- Ở đâu tới hả?
Câu hỏi trỏng. Ngân vẫn lắc đầu, lại còn chu đôi môi hình trái tim cho nó tròn thêm trông thấy…ghét.
- Ngoài ấy mới vô à?
Tôi hỏi, Ngân lại lắc đầu nữa. Ngân cứ lắc đầu đi, tôi vẫn hỏi nữa, hỏi mãi, tha hồ cho Ngân lắc đầu. Giỏi thì cứ lắc đầu một hồi cho gãy cần cổ luôn, đừng than. Người đâu mà giận dai hết biết! Tôi chọc tức:
- Bắc… kỳ…
Nghe giọng kéo dài trêu tức của tôi, Ngân không lắc đầu nữa mà mở to đôi mắt nhỏ rí của mình nhìn tôi đầy ngỡ ngàng. Tai họa rồi! Nhưng tôi không biết rút lui một cách nhục nhã như vậy. Tôi nhướn đôi mắt lồi của mình “ứng chiến” kịp thời. Cuộc “nhỡn chiến” kéo dài trong im lặng. Được một chút, tôi thấy mắt mình cay cay, ngứa ngứa ở khóe, ngỡ như ánh mắt ti hí kia đang tìm cách len lỏi chui vô con mắt lồi của tôi để trả thù. Tôi tống thêm một câu độc khẩu để cứu nguy cho đôi mắt sắp bại trận:
- Dưới đất mới chui lên hả?
- Trên trời mới rơi xuống!
Bực tức, Ngân gằn giọng đối đáp. Nhưng trèo cao thì té nặng. Tôi chỉ cần buông một câu nhẹ nhàng là hạ ngay cơn tức giận của cô bé đang dâng cao ngùn ngụt xuống.
- A… Thì ra là Maika - “Cô bé từ trên trời rơi xuống”(*). Hèn chi, ở trên trời một ngày bằng cõi trần gian này một năm nên cô bé giận dai dữ.…
Cô bé cảnh giác im lặng, không thèm trả lời cả lô câu hỏi của tôi, cũng chẳng thèm lắc đầu nữa. Nhưng đôi mắt… đôi mắt nhỏ, dài như lá liễu ấy không còn nhìn tôi một cách “căm thù” nữa và tôi đang mong chờ một nụ cười để hỏi vay cô bé chút vốn liếng từ hai cái kho…tiền trên đôi má đó. Ô, lạy trời, may mà cô bé chưa cười, nếu Ngân cười thì chắc gì thấy tôi đang đứng lớ ngớ trước mặt với quả “đại bác” trong tay chẳng còn chút quyết tâm tấn công nào cả…
Vừa ngó vào đôi mắt ấy, tôi vừa bước thụt lùi ra cửa. Một đại nạn cho tôi đã xảy ra: tôi quên cái ngạch cửa nên bị vấp ngã ngửa… Quê với Ngân quá, tôi vội vàng ngồi dậy, không dám ngó đôi môi Ngân đang nở thật to. Tôi quay người dọt(*) lẹ về nhà, quên mất cái bắp chuối còn lăn lông lốc.
Đêm đó, không hiểu sao tôi không ngủ được, đầu óc cứ nhớ lại chuyện cả ngày hôm nay. Tôi nhớ hình ảnh cô bé ngồi xuống, hai tay dính dầu nhớt xích xe, che lấy đôi mắt ti hí nhỏ rí và đôi má có làn da ngăm ngăm lúc ẩn, lúc hiện hai cái lúm đồng tiền sâu hoắm… Tôi bỗng muốn… làm thơ. Gì chớ chuyện làm thơ đối với tôi dễ ợt! Từ lâu, tôi đã được bạn bè phong cho danh hiệu “nhà thơ lớp” vì hằng năm, nhân ngày Nhà giáo, trường tôi thường tổ chức cho các lớp thi đua làm báo tường, mà tờ báo tường của lớp tôi, ngoài mấy bài thơ sưu tầm của các bạn, còn lại toàn bộ là thơ của tôi sáng tác cả. Cô giáo chủ nhiệm phải đề nghị tôi nghĩ ra nhiều “bút danh” để ghi dưới những bài thơ đó. Tôi lấy giấy ra hí hoáy viết
Ơi cô bé từ trên trời rơi xuống
Nước mắt lăn trên gương mặt lấm lem
Phút hối hận nhen trong ta mong muốn
Làm vết bẩn mờ trên mặt của em.
Người cõi trên ai lại quá nhỏ nhen
Trêu tí xíu mà dỗi hờn dai vậy
Không xí xóa ta đành mang nợ ấy
Xin em cho ta theo trả cả đời...…
Tôi toan làm một bài thơ dài để ghi lại kỷ niệm ngày đầu quen Ngân nhưng viết được mấy câu trên đã thấy đủ rồi. Còn đôi mắt ti hí nhỏ rí dễ thương và đôi má lúm đồng tiền trên gương mặt ấy, hãy để đấy, sẽ có một ngày chúng sẽ nằm trong bảo tàng thơ của tôi. Còn bài thơ này, tôi không biết đặt tựa là gì, tạm ghi “Cho em 1”...…
________________________________________
(*) Quay cóp
(*) Kìm
(*) Volume
(**) Ca khúc của Triều Dâng
(*) Nổi cáu
(*) Lùi
(*) Giun đất
(*) Tra xét, gặng hỏi
Ngày đưa tin: 24/08/2007 14:08:00
Nguồn tin: NXB Kim Đồng
Mặt trời chênh chếch trên cao, nghịch ngợm đẩy những tia nắng trêu tức từng sợi dây thần kinh trên đầu lũ học sinh cấp ba đang xếp hàng dưới sân trường trong ngày khai giảng.
Đây là trường cấp ba duy nhất của huyện tôi. Với số lượng gần ba trăm học sinh của tám lớp, có mười phòng xếp chồng lên nhau thành hai tầng đủ sức đáp ứng cho công việc dạy và học vào buổi sáng. Buổi chiều, ngôi trường dành cho những sinh hoạt như lao động, học ôn, học bồi dưỡng, học tổ, tập dượt văn nghệ và sinh hoạt đoàn…
Ngay chính giữa, tầng trên là phòng làm việc của Ban giám hiệu, tầng dưới là phòng nghỉ ngơi chờ đến tiết dạy của giáo viên và cũng là nơi làm việc của cán bộ văn thư, thủ quỹ, kế toán.
Ngôi trường day lưng ra cánh đồng bao la bát ngát, mặt hướng ra đường liên tỉnh cách nó một lối đi dài gần trăm mét. Ven lối đi vào sân trường là hai cái ao, dấu vết của những đợt lao động đào lấy đất làm sân trường. Dưới ao được trồng sen, súng. Mùa này, sen, súng đang thả lá, vươn những cái bông lên khỏi mặt nước trong vắt đến mức thấy cả những chú cá hường nhởn nhơ bơi lội. Bông súng cái đã nở, cái còn búp búp, ngỡ như đầu đạn từ đáy hầm vừa bắn thẳng lên trời.
Hai bên ngôi trường vẫn còn đất trống, dự tính sẽ xây dựng thêm phòng học, phòng thí nghiệm, thư viện bao bọc cả khoảng sân rộng khi ao nước được lấp đất, lúc đó ngôi trường sẽ hoàn chỉnh từ ba dãy xếp thành hình chữ U…
Đó là chuyện của tương lai. Còn bây giờ tôi cứ ngọ nguậy đổi tư thế đứng biết bao lần mà vẫn không xua được cảm giác bứt rứt như có con gì đang bò từ trên gáy xuống, chui vô cổ áo một cách thật khó chịu. Mỗi lúc dứt lời phát biểu của một người nào đó, tôi cùng bạn bè vỗ tay thật to, thật lâu như muốn âm thanh ồn ào này xua đi không khí im lặng, tù túng cho mình dễ chịu hơn.
Trong lúc chờ người thầy giáo già bước ra, đứng bên bục phát biểu cảm tưởng, tôi nghe Kịch thì thầm sát bên tai mình:
- Có con bé lạ hoắc ở ngoài cổng toan “đột nhập” vào kìa, Minh.
Tôi nhìn ra cổng và thấy rõ một cô bé đang lấm la lấm lét dẫn chiếc xe đạp từ cổng, men theo mấy gốc phượng trơ trọi ven lối đi vào.
- Đạt, Nguyên, Kịch có trò gì mở hàng đầu năm đi.
- Cô giáo mới! - Đạt đã kịp thời nghĩ ra câu trả lời cho đề nghị của tôi và cả bọn gật đầu đồng tình.
Khi cô bé dắt xe đến gần chỗ chúng tôi đứng cuối hàng, nhóm Tứ Quái chúng tôi lẹ làng di động tạo thành hàng ngang chắn lối đi. Tôi hô khẽ và rõ:
- Học sinh…
- Kính chào cô ạ!…
Kịch, Nguyên, Đạt đã chính xác đồng loạt cất lời.
Đồng thời, chúng tôi đứng nghiêm, hai chân khép sát vào nhau, hai tay để xuôi xuống áp vào đùi và cùng cúi đầu. Cái giọng ồn ào, ồ ề của Nguyên đã làm những đứa đứng cuối hàng các lớp giật mình quay lại nhìn và cười rầm lên. Bốn đứa tôi lẹ làng bước về chỗ đứng của mình và giả bộ giống như những đứa khác, nghển cổ nhìn cô bé đã buông xe đạp, mặc cho xe ngã ngang mà ngồi thụp xuống ôm mặt. Tôi thấy rõ hai dòng nước mắt len lỏi chui ra khỏi kẽ hai bàn tay dính đầy dầu nhớt đang áp trên mặt cô bé.
Thái, lớp trưởng của chúng tôi đã bước đến hậm hự khe khẽ vì anh ta sợ thầy cô khiển trách. Đôi mắt Thái trừng trừng đe dọa, nhưng chúng tôi đâu có xa lạ gì với những cái nhìn như vậy nên cũng chẳng sợ. Thái đỡ xe đạp lên, dựng vào nơi để xe của lớp và nói gì đó với cô bé. Cô bé lượm mấy quyển vở và bước đến đứng vào cuối hàng nữ sinh lớp tôi. Tứ Quái chúng tôi đưa mắt nhìn nhau. Chả lẽ cô bé là học sinh mới của lớp? Lỗi của thằng Kịch là chuyên gia ra-đa của lớp nhưng đã không nắm bắt được thông tin cần thiết này. Cô bé trông ngồ ngộ với bộ đồ bộ đội màu xanh xám được sửa thật khéo léo ôm gọn thân hình thon thả, một mảng lưng áo thấm ướt mồ hôi, đôi bím tóc Tết đuôi sam thòng xuống ngực vẫn không che hết đôi má bẩn mờ mờ dấu tay. Lúc ấy, lòng tôi chợt có cảm giác ray rứt, áy náy. Làm sao nói cho cô bé hay để lau đi vết bẩn trên đôi má mịn màng ấy?
Hết phần nghi thức khai giảng, Ban giám hiệu cùng các đại biểu vô phòng giáo viên dự liên hoan, tọa đàm, còn học sinh được giáo viên chủ nhiệm hướng dẫn về lớp để sinh hoạt…
Trong thời gian sinh hoạt lớp, tôi hay lén nhìn cô bé. Vết bẩn đã được một bạn nào đó lau giùm rồi. Nhưng, tôi lại phát hiện thêm, trên đôi má ngăm ngăm ấy lúc ẩn lúc hiện hai lúm đồng tiền duyên dáng làm đôi môi hình trái tim khi cười trông quyến rũ làm sao!
Tôi kiếm cớ tách ra khỏi nhóm Tứ Quái và chần chừ chờ Ngân (tên cô bé) đến nơi lấy xe để… xin lỗi. Chẳng ai xúi tôi làm cái chuyện chưa từng có trong nhóm Tứ Quái, vậy mà tự tôi thấy cần thiết phải làm.
Nhưng, Ngân không thèm nói một lời, chẳng thèm nhìn tôi, mặt cứ quay ngang. Tôi thấy đôi mắt một mí, nhỏ rí của Ngân sao mà… phát ghét.
Ngân đạp xe song song với Thái được vài trăm mét thì mỉm cười và cứ ngoái đầu nhìn mãi anh chàng lớp trưởng đang dắt xe đạp vô nhà. Đó là ngôi nhà khang trang và rộng rãi có thể chứa cả lớp liên hoan…ngọt. Một biệt thự nằm ven đường, ai đi qua cũng thấy. Ở huyện này, ai cũng biết ba của Thái làm ăn lớn, quen biết rộng.
Tôi rề rà đạp xe theo sau Ngân, phát hiện thêm một điều lạ. A! Cô bé này mới biết chạy xe đạp. Chân cô bé ấn trên pê-đan nhưng đĩa dẫn xích chưa quay giáp vòng đã đạp ngược lại và cứ thế cà nhắc, cà nhắc… nên chạy chậm rì. Khi thấy tôi cố ý chạy sau lưng, Ngân bực bội đạp mạnh và cô bé đã bị tuột dây sên(*). Tôi thấy cơ hội “ngàn vàng” đã đến nên nhanh nhẹn lướt tới, dừng xe lại, tỏ ý muốn sửa giúp. Nhưng, Ngân không thèm nhìn tôi, cô bé dẫn xe tới và bước như sợ gần tôi lây bệnh…quậy. Cô bé ngồi xuống mắc dây sên lần thứ hai khi tôi trờ tới bên cạnh, cô bé quét ánh mắt nhỏ như… lá mía ấy vào gương mặt thộn của tôi đau đến chảy… mồ hôi hột. Vẫn không nói một lời, im lặng dắt xe đến vài bước, cúi xuống, mắc dây sên vào, Ngân lại đạp xe đi tiếp. Lần này cô bé không đạp nhanh, không cho đĩa dẫn xích xoay tròn vòng mà cứ cà nhắc, cà nhắc như lúc đầu tôi thấy. Thì ra đĩa dẫn và dây xích không còn khắng khít với nhau nữa nên chúng cứ tách rời nhau hoài. Hình như lòng tự ái… con trai trong tôi bị ánh mắt sắc như lá mía ấy cứa phải đau điếng nên tôi phải cười phớt tỉnh, nhảy lên xe phóng đi, miệng lẩm bẩm: “Người đâu mà giận dai như…” Ơ, người đâu? Cô bé này ở đâu lại đi cùng đường với mình? Hay là cô bé này muốn theo dõi mình chờ dịp trả… thù. Tôi rà thắng(*), tấp xe vô lề chờ cho Ngân đạp xe tới, và tôi lại lên xe theo sau một quãng như một thám tử đang theo dõi đối tượng… Hứ! Xem thử ai lì hơn ai? Hứ, người đã ngồ ngộ, tính tình cũng ngộ, lạ kỳ!
Chẳng phải vì cả trường này chỉ có Ngân mặc đồ bộ đội sửa lại mà tôi thấy Ngân ngồ ngộ làm sao ấy. Ai chả biết, bây giờ người ta chuộng sự giản dị, dù giản dị đến luộm thuộm. Nhà trường giống như một trang trại, ai ăn mặc sao cũng được, đừng hở hang, lòe loẹt là tốt. Con gái, đa số mặc áo bà ba đủ màu. Con trai mặc áo sơ mi, cũng đủ màu, tùy thích. Có tên nào kiếm được bộ đồ bảo hộ lao động của công nhân hay đồ bộ đội mặc đi học càng… oai! Cũng chẳng phải Ngân trước mắt tôi ngồ ngộ vì cô bé có đôi mắt nhỏ rí, khi giận, đôi mi cụp xuống chẳng còn thấy trời đất đâu nữa. Cũng chẳng phải tại mái tóc đuôi sam lúc la lúc lắc trông giống như đuôi ngựa ấy hấp dẫn gì. Tôi thấy Ngân ngộ vì…ngộ!
Biết xe cô bé bị bệnh tuột dây sên, tôi mới hiểu nguyên nhân sáng nay Ngân đến trường trễ với lưng áo ướt đẫm mồ hôi mà lòng thoáng hối hận. Bởi vậy, khi cô bé thỉnh thoảng quay mặt lại nhìn thấy tôi vẫn là “cái đuôi” vô duyên, cô bé quắc mắt giận dữ, tôi cũng chẳng bực mà còn mở to đôi mắt lồi của mình hướng vào gương mặt có đôi má lúm đồng tiền đáng ghét đó một cách như trêu tức. Tôi đã chuẩn bị đối đáp nếu như Ngân chịu cất lời, dù đó là lời đầu tiên dành cho tôi, dù lời đó thật cay độc đi nữa, tôi vẫn đủ bản lĩnh để làm quen. Tôi thấy cũng chẳng có gì phải sợ khi trên cõi đời này không có bộ luật nào ngăn cấm tôi ngắm… con gái. Nhưng, Ngân cũng chẳng phải tay vừa, cho nên dù tôi có chọc cách nào, cô bé có tức mấy cũng không thèm nói nửa lời.
Mặc kệ, Ngân càng ương bướng, càng kích thích lòng hiếu thắng của tôi. Nhưng, ô kìa, cô bé đang dắt xe đạp vô nhà chú Tiến, người hàng xóm gần gũi với tôi lâu nay. Lạ chưa?
Nhà của chú Tiến ở phía bên đây cây cầu ván. Mặt cầu rộng hơn một mét. Cửa nhà chú Tiến quay ra đường liên tỉnh, nhà bếp kéo dài ra sau để sàn nước chồm ra bờ con rạch nhỏ. Phía bên kia rạch là trại ruộng của gia đình tôi. Dân xóm bên lộ, qua cầu ván, theo lối nhỏ cặp bờ ruộng của tôi để ra đồng.
Bảo là trại ruộng bởi vì cả gia đình tôi thường trú ở chợ buôn bán tạp hóa mấy chục năm rồi. Trong những ngày này, ai mà chẳng ngại đi vùng “kinh tế mới” nên ba của tôi mua lại của người ta năm công đất để khỏi bị xếp vào đối tượng cần phải cải tạo thành phần lao động.
Ba tôi thuê đổ đất lên liếp một công để trồng cây ăn trái và dựng một căn nhà lá nho nhỏ trên đó cho tôi “trụ trì ”. Suốt ngày, tôi ở trại ruộng giữ gìn cây ăn trái và rảnh thì chăm sóc mấy công lúa còn lại. Tôi chỉ đạp xe đi khi phải về nhà ăn cơm hay đến trường, ngoài ra tôi thích sống một mình ở căn nhà lá này, vừa yên tĩnh, mát mẻ tự do, sướng biết bao so với ở trong căn nhà gỗ có gác như cái hộp của ba má tôi. Ở trại ruộng quen, mỗi khi về nhà, tôi lại thấy tù túng, gò bó và bực bội bởi không gian nhỏ hẹp, bởi mọi tiếng ồn ào và chuyện mua bán sao mà đáng ghét. Khi bán hàng, tôi có nói thiệt giá người ta cũng chẳng tin, người ta luôn nhìn tôi với ánh mắt nghi ngờ, ngỡ như tôi đã, đang và sẽ “cắt cổ” họ. Riết rồi tôi đâm quạu và chán.
Ở trại ruộng, tuy những đêm mưa, ếch nhái, ễnh ương cất tiếng nỉ non, ai oán tạo nên một âm thanh buồn buồn nhưng riết quen rồi tôi cũng chịu được. Tôi còn có những người láng giềng chân thật, sâu đậm tình người. Tôi thường la cà sang nhà này, nhà nọ trò chuyện như người thân thích và cũng sẵn lòng hết mình vì bà con láng giềng khi tối lửa, tắt đèn. Chú thiếm(*) Tiến rất thích tôi. Ngoài chú thiếm, bên ấy còn hai thằng nhóc hay khóc đêm, tôi đã từng lên tiếng gầm gừ giả làm “ông kẹ” hù cho tụi nó nín. Hôm nay, sao có sự hiện diện của cô bé này? Oan gia đây hả?
Về nhà, ăn cơm xong, tôi tới ngay trại ruộng. Nhìn sang nhà chú Tiến, tôi thấy Ngân đang rửa chén ở sàn nước, nhưng Ngân không thấy tôi.
Đôi ba lần, tôi định lên tiếng nhưng chẳng chọn được câu nào nói cho tự nhiên dễ nghe. Tôi chợt nghĩ đến một cái cớ để bắt chuyện với cô bé. Tôi ra vườn, rảo tới, rảo lui, mắt soi mói tìm kiếm. Vườn chuối đáng ghét của tôi bữa nay sao chẳng có quày(*) nào chín bói để tôi hạ xuống, cắt vài nải mang biếu chú Tiến như từ lâu tôi thường làm. Các loại trái khác chưa tới mùa, chưa có chín. Tôi toan quay lưng vô, lòng tiếc cho sự thông minh bất chợt của mình không thực hiện được thì may quá, có một cây chuối xiêm đang trổ. Nhìn cái bắp chuối nân nẫn, ước sức có thể cho ra thêm vài nải nữa nhưng tôi đang cần nên nghĩ: “Ít nải, trái to, hại chi”. Thế là tôi bẻ bắp chuối xuống, vào trại rửa chân tay (dù mình chẳng phải là thằng ở dơ), gỡ mảnh kiếng bể dắt trên vách xuống, săm soi chải chuốt…
Bước đến cửa nhà chú Tiến, tôi như nghe rõ trái tim mình hồi hộp đập thình thịch dù đã cố trấn tĩnh.
- Chú Tiến ơi!
Tôi nghe tiếng chân trên ván sàn. Ngân đã đứng trước ngay khung cửa trong bộ đồ công nhân rộng thùng thình vì chưa sửa. Tóc Ngân không còn Tết đuôi sam nữa mà đã buộc túm bằng dây thun phía trên hai vành tai nhỏ trông giống như hai bó cọng lá dừa mà người ta thường làm… chổi quét sân phơi lúa. Ngân chợt sững lại, trố mắt nhìn tôi ngạc nhiên:
- Đến đây làm chi? Nghịch thế ai chịu được?
A! Chịu mở miệng rồi! Vậy thì đừng hòng giận tôi được lâu. Bất chợt tôi phì cười khi nhận ra cái điều ngồ ngộ ở cô bé: Ngân là dân Bắc!
Đúng y như vậy. Dù tôi chưa có dịp đọc một đoạn văn nào tả những nét đặc trưng của người con gái miền Bắc, nhưng rõ ràng khi nhìn một cô gái miền Bắc đi phớt ngang là tôi có thể biết ngay. Vậy mà… Hay là tại trong thâm tâm, tôi cũng không muốn Ngân là người miền Bắc nên nhận không ra cái sự ngồ ngộ của cô bé? Giờ nghe giọng nói, tôi đã vỡ lẽ.
Nói có trời, tôi chẳng khoái mà cũng chẳng kỳ thị người miền Bắc vì tôi nghĩ: họ cũng như mình, có đụng chạm gì đến mình đâu? Ngay cả chú Tiến đã có lần nói vui với tôi:
- Mày không ghét người đàng ngoài sao?
- Người đàng ngoài nào? - Tôi chưa hiểu hỏi lại.
- Là người miền Bắc như tao này…
Tôi cười hà hà và rót nước, uống tự nhiên cái thứ “chè” đắng nghét của chú thay cho câu trả lời.
Bây giờ, tôi nhìn Ngân và cất tiếng đoán mò:
- Đó… cháu chú Tiến hả?
Cái bắp chuối trong tay tôi lúc này trở nên thừa thãi và nặng như chì, tôi cứ xoay trở nó mãi. Ngân đã nghe tôi hỏi nhưng không thèm trả lời, chỉ lắc đầu. Tôi hỏi tiếp:
- Chú thiếm Tiến đâu rồi?
Ngân lại lắc đầu, hai chòm tóc lúc lắc như hai cây chổi muốn quét tôi văng ra cửa. Cô bé lắc đầu vì còn giận chớ không phải phủ định những câu hỏi của tôi. Tôi tự nhủ và tiếp tục chiến thuật “dai”:
- Ở đâu tới hả?
Câu hỏi trỏng. Ngân vẫn lắc đầu, lại còn chu đôi môi hình trái tim cho nó tròn thêm trông thấy…ghét.
- Ngoài ấy mới vô à?
Tôi hỏi, Ngân lại lắc đầu nữa. Ngân cứ lắc đầu đi, tôi vẫn hỏi nữa, hỏi mãi, tha hồ cho Ngân lắc đầu. Giỏi thì cứ lắc đầu một hồi cho gãy cần cổ luôn, đừng than. Người đâu mà giận dai hết biết! Tôi chọc tức:
- Bắc… kỳ…
Nghe giọng kéo dài trêu tức của tôi, Ngân không lắc đầu nữa mà mở to đôi mắt nhỏ rí của mình nhìn tôi đầy ngỡ ngàng. Tai họa rồi! Nhưng tôi không biết rút lui một cách nhục nhã như vậy. Tôi nhướn đôi mắt lồi của mình “ứng chiến” kịp thời. Cuộc “nhỡn chiến” kéo dài trong im lặng. Được một chút, tôi thấy mắt mình cay cay, ngứa ngứa ở khóe, ngỡ như ánh mắt ti hí kia đang tìm cách len lỏi chui vô con mắt lồi của tôi để trả thù. Tôi tống thêm một câu độc khẩu để cứu nguy cho đôi mắt sắp bại trận:
- Dưới đất mới chui lên hả?
- Trên trời mới rơi xuống!
Bực tức, Ngân gằn giọng đối đáp. Nhưng trèo cao thì té nặng. Tôi chỉ cần buông một câu nhẹ nhàng là hạ ngay cơn tức giận của cô bé đang dâng cao ngùn ngụt xuống.
- A… Thì ra là Maika - “Cô bé từ trên trời rơi xuống”(*). Hèn chi, ở trên trời một ngày bằng cõi trần gian này một năm nên cô bé giận dai dữ.…
Cô bé cảnh giác im lặng, không thèm trả lời cả lô câu hỏi của tôi, cũng chẳng thèm lắc đầu nữa. Nhưng đôi mắt… đôi mắt nhỏ, dài như lá liễu ấy không còn nhìn tôi một cách “căm thù” nữa và tôi đang mong chờ một nụ cười để hỏi vay cô bé chút vốn liếng từ hai cái kho…tiền trên đôi má đó. Ô, lạy trời, may mà cô bé chưa cười, nếu Ngân cười thì chắc gì thấy tôi đang đứng lớ ngớ trước mặt với quả “đại bác” trong tay chẳng còn chút quyết tâm tấn công nào cả…
Vừa ngó vào đôi mắt ấy, tôi vừa bước thụt lùi ra cửa. Một đại nạn cho tôi đã xảy ra: tôi quên cái ngạch cửa nên bị vấp ngã ngửa… Quê với Ngân quá, tôi vội vàng ngồi dậy, không dám ngó đôi môi Ngân đang nở thật to. Tôi quay người dọt(*) lẹ về nhà, quên mất cái bắp chuối còn lăn lông lốc.
Đêm đó, không hiểu sao tôi không ngủ được, đầu óc cứ nhớ lại chuyện cả ngày hôm nay. Tôi nhớ hình ảnh cô bé ngồi xuống, hai tay dính dầu nhớt xích xe, che lấy đôi mắt ti hí nhỏ rí và đôi má có làn da ngăm ngăm lúc ẩn, lúc hiện hai cái lúm đồng tiền sâu hoắm… Tôi bỗng muốn… làm thơ. Gì chớ chuyện làm thơ đối với tôi dễ ợt! Từ lâu, tôi đã được bạn bè phong cho danh hiệu “nhà thơ lớp” vì hằng năm, nhân ngày Nhà giáo, trường tôi thường tổ chức cho các lớp thi đua làm báo tường, mà tờ báo tường của lớp tôi, ngoài mấy bài thơ sưu tầm của các bạn, còn lại toàn bộ là thơ của tôi sáng tác cả. Cô giáo chủ nhiệm phải đề nghị tôi nghĩ ra nhiều “bút danh” để ghi dưới những bài thơ đó. Tôi lấy giấy ra hí hoáy viết
Ơi cô bé từ trên trời rơi xuống
Nước mắt lăn trên gương mặt lấm lem
Phút hối hận nhen trong ta mong muốn
Làm vết bẩn mờ trên mặt của em.
Người cõi trên ai lại quá nhỏ nhen
Trêu tí xíu mà dỗi hờn dai vậy
Không xí xóa ta đành mang nợ ấy
Xin em cho ta theo trả cả đời...…
Tôi toan làm một bài thơ dài để ghi lại kỷ niệm ngày đầu quen Ngân nhưng viết được mấy câu trên đã thấy đủ rồi. Còn đôi mắt ti hí nhỏ rí dễ thương và đôi má lúm đồng tiền trên gương mặt ấy, hãy để đấy, sẽ có một ngày chúng sẽ nằm trong bảo tàng thơ của tôi. Còn bài thơ này, tôi không biết đặt tựa là gì, tạm ghi “Cho em 1”...…
________________________________________
(*) Quay cóp
(*) Kìm
(*) Volume
(**) Ca khúc của Triều Dâng
(*) Nổi cáu
(*) Lùi
(*) Giun đất
(*) Tra xét, gặng hỏi
Ngày đưa tin: 24/08/2007 14:08:00
Nguồn tin: NXB Kim Đồng
Sao không giới thiệu sách này mua ở đâu để người ta mua đọc luôn. Làm gì mà đăng từng kỳ như truyện kiếm hiệp Kim Dung vậy nè!
Trả lờiXóa