Trường tôi

Có thể các bạn cảm thấy khó hiểu và không hình dung được: “ vì sao ( một ngôi trường đào tạo sinh viên mới ra trường có số lương cơ bản là khởi điểm của bậc đại học, có khác chăng là mô hình đào tạo dựa theo kiểu của CHDC Đức nên thay vì chỉ có hai chữ “KS” thì gắn thêm hai từ tạo thành “KSTH” và thời gian học ngắn hơn chỉ có 4 năm) lại có một kết cục sau khi sát nhập chỉ còn lèo tèo vài căn nhà cấp 4 như vậy và nó nghèo tới mức độ nào về cơ sở vật chất?”. Đối với chúng tôi không có gì đáng ngạc nhiên cả bởi vì ngoài nhà công vụ của BGH, nhà trẻ, Trưởng phó Khoa, dãy nhà Lâm 3, dãy nữ khoá 1,2, dãy nhà của học sinh An Giang, Minh Hải gởi, nhà ăn còn lại hội trường học, các phòng ban, nhà công vụ của giáo viên đều được “xây dựng” bằng tre và tranh. Cơ sở của trường  là như thế, nhưng nó đã bao bọc chở che cho chúng tôi trong ngần ấy năm học ở trường, và biết bao kỉ niệm, tôi đã mang theo ,lúc nào cũng có thể xuất hiện như chuyện  mới xảy ra ngày hôm qua.



- Không phải ngẫu nhiên, mà một chị học lớp Chế Biến 2 đang ngồi học trên giường tầng của mình, chợt nhẩy phắt xuống nền nhà, nhịn cả cơn đau bị trật chân, chạy ra khỏi phòng, tri hô “cháy” vì mạch điện chập có tia lửa. Các bạn cho răng chị ấy nhát gan, đối với chúng tôi , bất kì ai cũng sẽ làm như thế , khi đã từng chứng kiến “ chỉ một tàn tro vô tình đã đủ thiêu rụi dãy nhà tranh”, mà đành bất lực không thể nào cứu chửa, có chăng là xô sập cho đừng cháy lan, nhưng đám cháy vẫn tiếp tục vì các tàn tro.


- Có thể không có sự ra đời của trường thì có nhiều nhân tài của đất nước đã mai một. Có rất nhiều anh chị học khoá 1 đã đậu ĐH Bách Khoa với số điểm có thể du học ngay nhưng trường ĐH BK đã không triệu tập vì “cha là nguỵ quân nguỵ quyền đang học tập cải tạo chưa về” thì trường chiêu sinh. Không chỉ khoá 1 ,tại  Lâm 4 có một sinh viên mà Thầy Khách phải gửi giấy trúng tuyển đến 2 lần do đỗ cao nhưng tỉnh Phú khánh không cho đi vì bạn này bị kết tội “phản quốc " ,do đi vượt biên .


- Thầy dạy chúng tôi mỗi người một kiểu:Thầy dạy bộ môn “Sinh lí Thực vật” ngày đầu tiên lên lớp đã dặn: “ Các em cứ ghi và học đầy đủ những gì thầy đọc trên lớp là đủ, khỏi cần đọc thêm sách nào khác và rút gọn thêm gì cả, vì thầy qua mười mấy năm dạy đã rút gọn nhất rồi”. Còn thầy dạy bộ môn “Toán cao cấp” sao khi đã chứng minh xong 1 định lý, các định lý còn lại, nếu bạn nào ghi tốc ký cho lẹ thì trong tập của mình bao giờ cũng có một vài điệp khúc được lặp lại “ dễ dàng ta có” hoặc “dễ dàng ta thấy” nhằm yêu cầu sinh viên của mình tìm tòi thêm. Nhưng có cùng điểm chung là nghiêm túc trong khoa học, bảo vệ cái đúng không sợ uy quyền lại dễ gần gủi ở ngoài đời. Có lẽ không có sinh viên , nhất là khoa lâm nào không biết chuyện “Bể đề tài”, đề tài đó đã có số điểm chênh lệch giữa hai giám khảo ( một Thầy là chủ nhiệm khoa, Thầy còn lại là thành viên trong Ban Giám Khảo ), và được bảo vệ với thời gian dài nhất ( trên 6 tiếng ). Sau đó là một chuỗi các sự việc cần rút kinh nghiệm và khắc phục. Những ngày chủ nhật ở Bưng Riềng ( Xuyên Mộc- Đồng Nai thời điểm năm 1982 ) sẽ dài lê thê nếu không có những bàn cờ tướng giữa thầy trò chúng tôi. Những buổi tối để giảm tress sau khi học xong chúng tôi lại tụ tập với nhau đến xem ké tivi, có anh đã đạt điểm 10 sau khi tối hôm trước xem vấn đề có liên quan tới môn thi và thầy biết anh có xem đã hỏi thế là con điểm đó đã đến với anh bất ngờ và rất xứng đáng.Không biết anh học những quyển tự diển tiếng anh từ bao giờ, nhưng các bạn nào đố anh khi cầm tự điển lên đọc thì cầm chắc chắn phần thua vì anh nhớ rõ nó nằm ở trang nào ở các cuốn khác nhau luôn. 

Thế hệ chúng tôi tuy không ở lại trường những vẫn có nhiều người thành đạt trong học vấn (có người đã có học vị tiến sĩ), công danh, cuộc sống…. Nhưng tựu chung lại ở mỗi chúng tôi là lòng yêu mến trường, lớp, ý chí vươn lên dù có gặp khó khăn trở ngại tới đâu, mong đóng góp cho trường không thể nào thực hiện được vì ngôi trường chỉ còn trong tiềm thức của mỗi chúng tôi.


Cám ơn trường, trong giai đoạn lịch sử của mình, với cơ sở vật chất nghèo gấp trăm lần so với các trường đại học tại phía nam khi đó, đã gồng gánh vai mình để chở che bao bọc cho hằng trăm sinh viên của mỗi khoá. Tại đây đã tôi luyện cho chúng tôi kiến thức, nhân cách mà sau khi chúng tôi ra trường có thể vững bước đi trên đôi bàn chân của mình không chùn bước dù phải va vấp biết bao chông gai, trở ngại giữa dòng đời.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến